Khen con (st)

Thói quen khen ngợi con giỏi hay khả năng sẵn có của con

Mình để thấy không chỉ cha mẹ Việt mà cả cha mẹ người nước ngoài nữa thường hay con “giỏi quá” “thông minh quá” “sao con làm nhanh vậy”. Mới hôm qua thôi, mình để ý có một bà mẹ đố đứa con hơn 2 tuổi của mình “con chó kêu như thế nào”, đứa bé trả lời “gâu,gâu”, thế là bà mẹ khen luôn “giỏi quá”. Ngày trước có dịp đi nhà thờ, mình để ý thấy những người ở trong Nam, cứ trẻ con làm gì tốt hay ngoan cũng quen miệng khen “giỏi quá” “ngoan quá”.

Những khen ngợi như thế này có ảnh hưởng tới sự phát triển tính cách, cách nhìn nhận vấn đề của trẻ như thế nào?

Khen ngợi con giỏi, thông minh là không tốt

Khen ngợi con cái là một việc bố mẹ nên làm vì lời khen giúp trẻ được khích lệ và tự tin hơn. Nhưng không phải lời khen nào cũng có tác dụng như vậy. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khen ngợi con cái là “giỏi và thông minh” một cách chung chung thậm chí sẽ có tác dụng ngược lại. Cách cha mẹ khen ngợi con cái cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đối mặt với thất bại, sẵn sàng chấp nhận thử thách và kiên trì trước những vấn đề khó.

Theo nghiên cứu của Carol Dwreck, Khi đối mặt với những vấn đề khó (hơn khả năng hiện tại của mình), những đứa trẻ quen được khen là thông minh có xu hướng rụt rè, không muốn giải quyết, do đó chúng tự hạn chế cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức, kĩ năng của mình. Ngược lại những đứa trẻ thường được khen ngợi bởi sự nỗ lực của mình thì vui vẻ, thậm chí rất yêu thích những vấn đề khó. Trước vấn đề khó, những đứa trẻ này thậm chí còn reo lên “Thật là thú vị, cháu thích những bài toán hóc búa kiểu này”. Và khi chúng thất bại, những đứa trẻ được khen là thông minh thường cảm thấy mất đi tự tin, trong khi những đứa trẻ được khen đã nỗ lực nói “có thể cháu đã chưa cố gắng hết sức mình”.

Dr. Dweck nói “Khen ngợi trí thông minh của trẻ không những không nâng cao sự tự tin của trẻ mà còn khuyến khích chúng quen với việc lo lắng sợ thất bại và sẽ lảng tránh không chấp nhận thử thách” “Tuy nhiên khi trẻ được dạy về gia trị của việc tập trung, tìm chiến lược và chăm chỉ hết sức mình khi đối mắt với những vấn đề khó trong học tập, chúng sẽ được khuyến khích giữ vững động lực, sự tự tin và thành thích của mình”

“Những đứa trẻ được khen ngợi là thông minh thường quan tâm đến việc xem những bạn khác làm như thế nào hơn là quan tâm đến việc tìm tòi chiến lược mới để giải quyết vấn đề”

Khen Con Như Thế Nào

Khen ngợi sự cẩn thận

  • “Con làm rất là tỉ mỉ, cẩn thận. Thảo nào mà mẹ thấy không vết mực nào rây ra ngoài cả”
  • “Sự tỉ mỉ cẩn thận của con đã đem lại kết quả tốt rồi, con thấy ko?”

Khen ngợi sự bình tĩnh

  • Mẹ rất vui vì con đã giữ được bình tĩnh mặc dù khối gỗ xây dựng của con cứ đổ xuống.
  • Hôm nay con đã dạy mẹ một bài học về sự cần thiết của việc giữ bình tĩnh đó.
  • Bình tĩnh luôn luôn giúp con đạt được mục đích đúng ko?

Khen ngợi sự nỗ lực, kiên trì, cố gắng

  • “cuối cùng thì con cũng làm được rồi”
  • “Mẹ rất hạnh phúc khi con biết nỗ lực như vậy”
  • “Con đã rất cố gắng kiên trì và con đã thành công rồi”

Khen ngợi sự chăm chỉ

  • “Con đã rất chăm chỉ ôn bài. Mẹ nghĩ con hoàn toàn xứng đáng với điểm 10 này”
  • “UI, hôm nay con mẹ chăm chỉ, hang say quá. Con thực sự làm mẹ tự hào về con.

Khen ngợi sự tập trung

  • “Mẹ để ý thấy con rất say sưa, tập trung xếp hình”. Có lẽ vì thế mà hôm nay con xếp tiến bộ hơn hẳn”
  • “Mẹ để ý thấy con đã rất tập trung đọc sách. Chắc con đã thấy rất nhiều điều thú vị trong câu chuyện đó”

Mỗi lần trẻ thành công trong bất cứ việc gì, đặc biệt những việc đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực, cha mẹ hãy áp dụng những câu khen ngợi này. Sau một thời gian, hãy để ý sự thay đổi trong cách ứng xử của con trước thất bại hay những vấn đề khó và chờ đợi cảm giác hạnh phúc khi nghe con hào hứng khoe thành quả của mình và nói “Mẹ ơi, con làm đi làm lại, làm mãi cũng được, con đã rất kiên trì mẹ ạ”.

Mỗi lời nói của cha mẹ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của con, tương lai của con

(Bài viết sưu tầm đâu đó trên mạng)

Related Articles

comments powered by Disqus